Theo lý thuyết PTKT, mọi thông tin phản ánh vào giá và TTCK là thị trường kỳ vọng. Và các cổ phiếu Bluechip BĐS đã, đang và sẽ phản ánh khá rõ nét thông tin về việc "Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13/2010/TT-NHNN" (Dự kiến sẽ hạ hệ số rủi ro cho vay BĐS và CK từ 250% xuống 150%, có hiệu lực từ 1/6/2012).
Đa phần các cổ phiếu Bluechip BĐS đều đã tăng trưởng mạnh khoảng 80% - 100% từ10/1/2012 (thời điểm tôi khuyến nghị mua) đến 6/3/2012 (thời điểm tôi khuyến nghị bán), sau đó các mã BĐS này đều điều chỉnh và có dấu hiệu tích lũy khá tốt (thanh lọc cổ đông, những người có lãi cần chốt lãi đã chốt và những cổ đông còn lại là những người sẵn sàng nắm giữ dài hạn...).
Các cổ phiếu này đều đã hoàn thiện hoặc sắp hoàn thiện mẫu hình lá Flag & Pennant (Lá cờ và tay cầm). Và phiên 2 phiên giao dịch vừa qua hầu hết các cổ phiếu này đều đã Breakout thành công (vượt ra khỏi mép cờ và khối lượng giao dịch lớn). Theo mẫu hình Flag & Pennant thì sau khi Breakout diễn biến giá các cổ phiếu này sẽ tăng thành xu thế với mức tăng bằng 100% - 161.8% của tay cầm (Pennant). Chú ý là sẽ tăng thành xu thế, có tăng có giảm đan xen nhưng xu thế chính là tăng (để tránh một số nhà đầu tư hiểu nhầm là giá tăng mạnh liên tục qua các phiên). Sau đây là một số cổ phiếu Bluechip BĐS đã hình thành mẫu hình Flag & Pennant:
Cổ phiếu HAG
Cổ phiếu OGC
Cổ phiếu DIG
Theo bảng tuần hoàn cổ phiếu của tôi thì cũng chỉ ra nhóm cổ phiếu BĐS sẽ là nhóm CP có khả năng tăng trưởng mạnh và dẫn dắt thị trường trong sóng tăng này vì vậy tôi khuyến nghị mua và nắm giữ chặt các cổ phiếu này trong một thời gian dài. Nên tận dụng các phiên giảm điểm để mua vào nhưng không khuyến nghị mua đuổi bằng mọi giá (để tránh bị lỗ khi T+4)
Theo các mầu hình này và theo bảng tuần hoàn cổ phiếu thì nhiều khả năng sóng này các cổ phiếu BĐS tại HSX sẽ hút được dòng tiền mạnh hơn so với HNX. HNX sẽ cần tích lũy thêm để đi lên.
Chú ý: Trên đây chỉ là những ví dụ điển hình về việc tích lũy và chuẩn bị tăng của các CP BĐS.
DVCSPECULATOR