28/02/2014 9:02:00 SA
Nhìn lại lịch sử trong vòng 2 năm qua, có thể thấy việc đoán đỉnh của thị trường qua một phiên phân phối với khối lượng đột biến không hề sai. Một vài phiên tiêu biểu có thể kể đến là phiên giao dịch ngày 21/08/2012 khi bầu Kiên bị bắt giữ. Thị trường giảm điểm mạnh cùng khối lượng tăng đột biến và sau đó giảm liên tục trong vòng 3 tháng sau. Tiếp đó phiên giao dịch ngày 31/05/2013 cũng báo hiệu một đợt giảm điểm mạnh của thị trường.
Tuy vậy, chỉ báo này dường như không còn đúng nữa trong giai đoạn từ 2013 trở lại đây. Các phiên giao dịch 3000 tỷ, 5000 tỷ đang xuất hiện nhiều hơn. Trong bài viết này, tôi sẽ đưa ra quan điểm của mình về thanh khoản thị trường trong bối cảnh hiện tại và hành động nên làm của chúng ta.
Điểm lại lịch sử 13 năm của thị trường chứng khoán có thể thấy 2 điểm nổi bật của thanh khoản. Đầu tiên, mặc dù chỉ số VN-Index có lúc lên lúc xuống, nhưng thanh khoản thị trường về cơ bản là một xu hướng đi lên. Gần đây, khi xem phỏng vấn một nhà đầu tư nước ngoài trên kênh CNBC, có nói Việt Nam đang chuyển dịch từ thị trường biên (frontier market) sang thị trường mới nổi (emerging market).
Theo định nghĩa của investopia “Thị trường mới nổi là thị trường có thanh khoản cao hơn, tính ổn định cao hơn, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn bởi không có yếu tố rủi ro tiền tệ và chính trị”. Nhìn sang người láng giềng Thái Lan của chúng ta, một emerging market điển hình, giá trị giao dịch phiên hôm nay là 28,752.93M.Baht tương đương với 18.6 nghìn tỷ đồng, gấp hơn 4 lần phiên giao dịch cùng ngày của thị trường chứng khoán Việt Nam (4.3 nghìn tỷ đồng). Trong khi đó, GDP năm 2012 của Thái Lan là 365.56 tỷ USD, chỉ bằng khoảng 2.5 lần so với mức GDP của Việt Nam.
Điều này cho thấy thanh khoản hiện tại của thị trường chứng khoán Việt Nam còn thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực, và thấp hơn chính cả quy mô nền kinh tế chúng ta. Như vậy có thể thấy các phiên giao dịch 3000, 5000 tỷ là xu hướng tất yếu của nền kinh tế và ý đồ của nhà tạo lập thị trường.
Điểm nổi bật thứ hai là thanh khoản luôn tăng cùng với các nhịp tăng điểm của thị trường. Xét về mặt kinh tế vĩ mô, chúng ta đang đứng trên nền tảng một mặt bằng lãi suất rất thấp và ổn định, tốc độ tăng trưởng GDP qua các quý hình thành xu hướng tăng. Nhớ lại năm 2016, thị trường chứng khoán cất cánh cũng trên một đường băng lãi suất và lạm phát thấp và ổn định như vậy. Điều này có nghĩa, chúng ta đang ở một chân sóng rất dài, và thanh khoản thị trường đang dẫn dắt điểm số đi lên.
Những phát ngôn của ông Vũ Bằng, chủ tịch UBCK, và những gì mà thủ tướng *************** cam kết với nhà ĐTNN trong thời gian gần đây, có thể khẳng định một điều” thị trường Việt Nam đang hướng tới trở thành một thị trường mới nổi” như Thái Lan. Điều này đồng nghĩa với việc, chúng ta sẽ còn chứng kiến những phiên giao dịch 5500 tỷ, hoặc 8500 tỷ trong năm nay, bởi điều kiện cần của việc trở thành 1 thị trường mới nổi là tính thanh khoản của cổ phiếu và giá trị giao dịch phải tăng lên.
Muốn làm được điều này, thì bắt buộc nhà tạo lập thị trường cùng phải đưa ra nhiều giải pháp, trong đó nới “room” là một trong những cách để thu hút dòng vốn ngoại, các quỹ đầu tư hang tỷ đô có ở khắp nơi trên thế giới. Và để nới room thành công, thì phải đẩy mạnh cổ phần hóa các DN nhà nước, như trong 1 tuyên bố mới đây của Thủ tướng” đơn vị nào không cổ phần hóa hoặc chậm trễ thì lãnh đạo sẽ bị điều chuyển”, đồng thời không thể để cổ phiếu trên sàn ở 1 mặt bằng thấp, mà phải trở về với giá trị thực. Xu hướng đầu tư và nắm giữ là xu hướng đúng đắn nhất, thắng lợi nhất trong giai đoạn 2013-2015.
Không gì tốt hơn lúc này là mua trong những phiên điều chỉnh mạnh các cổ phiếu tốt, với giá hời mà đám đông hoảng loạn bán ra. Thị trường có cái lý trong ngắn hạn khi làn song chốt lời đang mạnh, nhưng cũng có lý trong trung hạn vì những người nắm giữ 2-3 tháng, 2-3 năm vừa qua đều có thể nhân số tài sản của mình lên 3-5 lần, thậm chí 100 lần.
Tác giả: Nhóm đầu tư : LCTV & mattroilanh_tt