Skip to content Skip to navigation

     

    

Chức năng mới *

Tư vấn online TTCK phái sinh trading liên tục trong phiên.

Click để tham gia ngay

  

   

   

10/06/2013 9:09:00 SA

Không ít doanh nghip (DN) Vit đã hp tác liên doanh vi đi tác nước ngoài đtrin khai các kế hoch sn xut - kinh doanh. Nhưng nếu không đ tnh táo, rt d b đi tác ngoi “nut chng”.

Hơn 30 triệu USD cho công tác xã hội sau 5 năm có mặt tại Lào; hàng loạt hoạt động từ thiện tại Campuchia dù chỉ mới đầu tư vào nước này từ năm 2012... Những hoạt động trên của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đều được chính phủ hai nước sở tại ghi nhận và đánh giá rất cao.

Thế nên, rất nhiều người đã "ngã ngửa" trước cáo buộc “chiếm đất”, hủy hoại sinh kế của người dân địa phương cũng như môi trường của Tổ chức phi chính phủ Global Witness đối với HAGL và Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) cách đây không lâu.

Lào: Cáo buc ca Global Witness là lun điu vu cáo phi lí

Attapeu là một trong những tỉnh nghèo nhất nước Lào. Thị xã Attapeu hầu hết là những căn nhà mái tôn và càng trở nên nóng nực hơn dưới nắng nôi, bụi bặm. Ở đây, mỗi năm chỉ canh tác một vụ theo lối “chọc lỗ tra hạt” rồi bỏ hoang hóa nên cuộc sống của người dân vô cùng khốn khó. Ngay khi mới đầu tư vào đây và nhiều năm sau dù chưa hề có thu hoạch gì, Tập đoàn HAGL đã bắt tay vào xây dựng 2.000 căn nhà cho người nghèo.

Nhà có rồi mới thấy thiếu trường học, lại xây trường học. Xây trường học xong thì thiếu bệnh viện. Thế là một bệnh viện 200 giường ra đời sau đó. Rồi kéo 200 km điện về các làng, bản; làm 200 km đường, rồi làm cầu nối làng, nối bản...

Cứ cái nọ nối cái kia, chỉ sau vài năm, tổng số tiền HAGL dành cho công tác xã hội tại Lào đã lên tới con số 30 triệu USD. Rồi nhà máy, trung tâm, khách sạn... của tập đoàn này đầu tư đã tạo công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động của Lào.

Có thể nói, bộ mặt của tỉnh nghèo bậc nhất nước Lào, Attapeu đã thay đổi hẳn từ khi Tập đoàn HAGL đầu tư vào đây. Điều này được chính Phó thủ tướng thường trực chính phủ Lào Somsavat Lengsavad khẳng định cách đây chưa đầy 2 tháng: "Tôi thấy là các doanh nghiệp Việt Nam luôn làm đúng theo thỏa thuận của hai chính phủ. Một số công ty có thể coi là điển hình tốt không chỉ cho các doanh nghiệp Việt Nam đến sau mà còn cho các doanh nghiệp nước ngoài sang đầu tư tại Lào. Ví dụ ở tỉnh Attapeu, Tập đoàn HAGL đã xây nhà ở cho nhân dân không lấy tiền, giúp xây bệnh viện, xây cầu... Làm cho mối quan hệ giữa hai nước ngày càng gắn bó...".

Ước tính kim ngạch xuất khẩu từ cụm công nghiệp mía đường, nhà máy mủ cao su và sản phẩm cao su Hoàng Anh lên đến hàng trăm triệu USD/năm, tạo ra việc làm cho hàng ngàn người, đóng góp ngân sách đáng kể... đưa Attapeu trở thành một tỉnh công nghiệp chế biến và phát triển bền vững trong tương lai gần. Tương tự tại Campuchia, dù mới chỉ đầu tư vào nước này từ năm 2012 nhưng HAGL cũng bắt tay ngay vào việc xây 200 căn nhà, làm vài chục km đường, tổ chức các buổi khám chữa bệnh miễn phí, phát gạo miễn phí cho người nghèo, hộ nghèo...

Trả lời báo giới về các cáo buộc mà tổ chức Global Witness đưa ra đối với tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Vụ trưởng Báo chí Bộ Ngoại giao Lào Sithong Chitnhothinh ngày 3/6 khẳng định: Đây là luận điệu vu cáo phi lý đối với tập đoàn Cao su Việt Nam và tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai - những doanh nghiệp sang đầu tư tại Lào với trị giá lớn.

Ông Sithong Chitnhothinh đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng sẽ không thế lực nào có thể chia rẽ được mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Lào và Việt Nam.

Campuchia: Bác b hoàn toàn thông tin không đúng s tht

Cũng liên quan đến cáo buộc này, trong buổi tiếp Đại sứ Việt Nam Ngô Anh Dũng tại Văn phòng Chính phủ Hoàng gia chiều ngày 7/6, Phó Thủ tướng Yim Chhay Ly đã “bác bỏ hoàn toàn các thông tin không đúng sự thật gần đây của tổ chức Globle Witness và Đài châu Á tự do (RFA) cáo buộc các công ty thuộc Tập đoàn cao su Việt Nam và Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đầu tư vào Campuchia đã hủy hoại môi trường, lấn chiếm đất của người dân địa phương.”

Phó Thủ tướng Yim Chhay Ly cũng khẳng định các công ty Việt Nam nói chung và các công ty cao su nói riêng đã nghiêm chỉnh tuân thủ luật pháp Campuchia, tôn trọng phong tục, tập quán của người dân địa phương, bảo vệ môi trường trong quá quá trình thực hiện các dự án.

Cũng trong buổi tiếp còn có sự tham dự của các Tỉnh trưởng, Phó Tỉnh trưởng Kongpong Thom, Kratie, nơi có nhiều công ty cao su Việt Nam đầu tư; đại diện các nhà đầu tư Việt Nam, trong đó có một số công ty cao su đang đầu tư tại Campuchia này, ông Yim Chhay Ly nói rằng các công ty cao su Việt Nam không chỉ tạo công ăn việc làm, góp phần vào ngân sách cho nhà nước Campuchia mà còn tham gia nhiều công tác xã hội như khám chữa bệnh, xây dựng trưởng học, trạm y tế và nhiều công trình phúc lợi cho người dân địa phương.

Mc đích chính đng sau cáo buc ca Global Witness?

Những hoạt động trách nhiệm xã hội của HAGL tại Lào và Campuchia nói trên có lẽ là câu trả lời rõ ràng nhất cho cáo buộc của Global Witness. Nhưng Global Witness là tổ chức không nhỏ do tỉ phú George Soros hậu thuẫn khiến dư luận vẫn băn khoăn và hoài nghi về mục đích của tổ chức này là gì khi ‘tấn công’ bầu Đức.

Hoàng anh Gia Lai có thể nói là một trong số ít tâp đoàn lớn và có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam. Sau cáo buộc ‘phá rừng’ của tổ chức này, khối tài sản của bầu Đức bị sụt giảm nhanh chóng trên sàn chứng khoán, mất hơn 430 tỷ chỉ trong một phiên ngày 14/5.

Điều này có thể cho thấy, những cáo buộc không căn cứ của tổ chức Global Witness là vô cùng nguy hiểm và tổn hại nghiêm trọng đến tài chính của Hoàng Anh Gia Lai.

Từ trước đến nay, George Soros - người đứng sau Global Witness được cả thế giới nhắc đến với biệt danh ‘kẻ phá đám’. Ông này từng là chủ mưu trong nhiều vụ can thiệp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng về tài chính, tiền tệ ở một số nước. Năm 1990, lợi dung lúc kinh tế Anh suy thoái, lạm phát cao gấp 3 lần. Khi đó George Soros đã đã bán khống 10 tỷ USD bảng Anh và thu lời 1,1 tỷ USD chỉ sau một đêm. Sau "một số đêm nữa", Soros lãi tổng cộng 2 tỷ USD từ vụ đầu cơ này còn Bộ Tài chính Anh thiệt 3,4 tỷ bảng.

Ông cũng bị coi là chủ mưu cho hàng loạt các vụ thất thoát của thị trường chứng khoán năm 1987. Tỷ phú và quỹ của ông ta cũng là tác nhân chính làm chao đảo Ngân hàng Trung ương Anh năm 1992, gây ra sự đổ vỡ của đồng rúp Nga năm 1998 và cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997. Thủ đoạn chính là mua vào, bán ra các loại ngoại tệ mạnh để kiếm lời.

Với trang ‘tiền án’ dày đặc của George Soros, nhân vật đang tố Hoàng Anh Gia Lai này khiến giới chuyên gia trong nước tỏ ra lo ngại. Liệu rằng có phải Global Witness đang sử dụng chiêu bài cũ nhằm ‘hạ bệ’ bầu Đức hay mục đích sâu xa hơn là nhằm lũng đoạn thị trường tiền tệ của Việt Nam? Yếu tố chính trị trong vụ việc này đang được nhiều người khả nghi hơn cả?

 

 Nguồn tin: GDVN