Skip to content Skip to navigation

     

    

Chức năng mới *

Tư vấn online TTCK phái sinh trading liên tục trong phiên.

Click để tham gia ngay

  

   

   

"Trong thời gian gần đây dòng tiền có xu hướng quay lại nhóm dầu khí và chốt lời tại nhóm ngân hàng. Giá dầu đã có sự ổn định trở lại và một loạt dự án chưa được triển khai, sẽ hứa hẹn triển khai trong thời gian tới."

2h chiều ngày 10/06/2015, báo  điện tử Trí thức trẻ phối hợp cùng CafeF.vn đã tổ chức buổi Giao lưu trực tuyến giữa các chuyên gia chứng khoán với độc giả, nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán với tên gọi “Làm giàu trên Thị trường chứng khoán 6 tháng cuối năm như thế nào?”

Những thắc mắc của nhà đầu tư về thị trường trong những tháng cuối năm đã được các chuyên gia giải đáp tại đây.

Tham dự buổi tọa đàm có các khách mời:

- Ông Dương Văn Chung – Giám đốc khối Dịch vụ chứng khoán, CTCK MBS

- Ông Bùi Nguyên Khoa – Trưởng nhóm vĩ mô thị trường và ông Lê Vũ Tuấn Anh – Giám đốc khối khách hàng tổ chức, CTCK BSC

- Ông Nguyễn Thế Minh – Trưởng nhóm phân tích kỹ thuật, CTCK Bản Việt

- Ông Nguyễn Tuấn Anh – Giám đốc khối DVCK, CTCK VNDirect

chia sẻ

15:00 ngày 10/06/2015

Nguyen:

Xin hỏi ông Bùi Nguyên Khoa, Theo tôi, tình hình kinh tế vĩ mô từ nay đến cuối năm sẽ không có nhiều yếu tố đột biến (có khi còn không tốt bằng năm ngoái). Vậy những yếu tố kinh tế vĩ mô nào sẽ tác động tích cực đến thị trường chứng khoán? Bên cạnh đó, với tư cách nhà đầu tư cá nhân, tôi nên đầu tư vào ngành nghề nào để nếu có thoát vốn vào cuối năm thì có sinh lãi? Nhận xét của ông chỉ cần dựa trên cơ chế đầu tư ngắn hạn. Trân trọng

Ông Bùi Nguyên Khoa - Trưởng nhóm vĩ mô thị trường, CTCK BSC

Ông Bùi Nguyên Khoa - Trưởng nhóm vĩ mô thị trường, CTCK BSC

Chia sẻ quan điểm với bạn, kinh tế vĩ mô chúng ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong năm 2015. Ngoài các vấn đề khó khăn từ trước như nợ công, cơ cấu lại nền kinh tế, xử lý nợ xấu thì những vấn đề mới như xuất siêu, thâm hụt cán cân tác động lên tỷ giá và những yếu tố gây sức ép tăng lãi suất cũng đã xuất hiện.

 

 

 

Nhưng xét về tổng thể chúng tôi vẫn nhận thấy kinh tế vĩ mô vẫn đang cải thiện và tiềm năng tăng trưởng vẫn tốt dần qua các quý khi nhìn vào tăng trưởng GDP. Trong trung và dài hạn thị trường chứng khoán vận động cùng diễn biến kinh tế vĩ mô, tuy nhiên trong ngắn hạn diễn biến thị trường nhiều khi có vẫn có sự lệch pha với vĩ mô và doanh nghiệp. Ta vẫn thấy cơ hội với thị trường.

Nếu Anh chị chọn cách đầu tư ngắn hạn thì đầu tư theo những câu chuyện của thị trường như mở room cho NĐT (những cổ phiếu hết room có tiềm năng tăng trưởng tốt như FPT, VNM, HCM, …). Ngoài ra, câu chuyện tham gia TPP (ngành đệt may, thủy sản) cũng là những câu chuyện có sức hút với thị trường và vẫn có cơ hội tốt khi được thông qua.

Thông thường thị trường đi theo những câu chuyện nhất định, và 2 câu chuyện trên là điều để NĐT theo dõi.

chia sẻ

15:01 ngày 10/06/2015

Lê Thanh Hùng:

Dự báo của các anh về chỉ số VN-Index và HNX-Index đến cuối năm 2015?

Ông Bùi Nguyên Khoa - Trưởng nhóm vĩ mô thị trường, CTCK BSC

Ông Bùi Nguyên Khoa - Trưởng nhóm vĩ mô thị trường, CTCK BSC

Diễn biến thị trường trong 5 tháng đầu năm vẫn biến động khá thất thường như từng xảy ra trong giai đoạn đầu năm 2014. Dù vậy, diễn biến thị trường năm nay có sự khác khi có nhóm cổ phiếu Ngân hàng trụ cột và dẫn dắt xu hướng kể từ đầu năm. Ngoài ra, thanh khoản thị trường và hoạt động mua vào của khối ngoại đều giảm sút so với cùng kỳ năm trước.

BSC đã xây dựng 2 kịch bản từ đầu năm, theo đó kịch bản tích cực VN-Index đóng cửa sẽ trên 600 điểm và kịch bản tiêu cực quanh 550 điểm và việc mở room cho NĐT nước ngoài sẽ là nhân tố quan trọng dẫn đến 2 kịch bản trên.

Ông Nguyễn Thế Minh:

Chúng tôi đã đề cập ở báo cáo chiến lược cuối năm ngoái. Chúng tôi giữ nguyên dự đoán về mức lập đỉnh của VnIndex và HNX Index. Theo đó, VnIndex có thể lên mức đỉnh cũ 630 điểm và 92 điểm với HNXIndex.

Một sự kiện là Tháng 9 Fed có tăng lãi suất, sẽ ảnh hưởng đến thị trường – nhưng tôi đánh giá là không quá lớn. Thị trường nhìn chung đang ở xu hướng đi lên.

Ông Dương Văn Chung:

Tôi xác định xu thế giảm giá kéo dài từ 9/2014  đã chính thức chấm dứt từ 19/5/2015. Tuy giai đoạn cuối năm còn nhiều thông tin xấu như FED tăng lãi suất, Lãi suất VN đã tạo đáy xong và có xu thế tăng trở lại. Tôi vẫn dự báo xu thế từ nay đến 12/2015 là tăng điểm (Trong nhịp tăng điểm kéo dài 6 - 7 tháng này vẫn có những nhịp điều chỉnh giảm khoảng 3 tuần).

Tuy nhiên có sự khác nhau giữa HNX và VNIndex.  Tôi xác định nhịp tăng này, HNXindex sẽ tăng mạnh mẽ hơn VNIndex (tính theo %)

Tôi dự báo từ nay tới cuối năm HNXindex tăng lên trên vùng 105 còn Vnindex chỉ tăng được trên 670. HNXindex sẽ tăng dần đều với các nhịp điều chỉnh kéo dài không quá 3 tuần nhưng nhịp tăng của VNIndex sẽ gặp nhiều cản trở hơn do dòng Ngân hàng và tôi chia ra làm 2 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1 (GĐ1): Kéo dài từ 19/5 đến nửa cuối tháng 7. Giai đoạn này chủ yếu là các mã mang tính chất đầu cơ thuộc nhóm BDS, chứng khoán là tăng điểm mạnh, nhóm bluechip thì trong trạng thái tích lũy tăng dần đều (có tăng nhưng rất chậm). Sau khi chạm vùng 585 thì nhóm Bank sẽ bắt đầu bước vào vùng đỉnh trung hạn và chính nhóm Ngân hàng này sẽ làm cản trở đà tăng của VNINdex (chỉ số tăng không mạnh nhưng nhóm đầu cơ thuộc dòng BDS và Chứng khoán vẫn tăng mạnh tron giai đoạn này

Giai đoạn 2 (GĐ2): Kéo dài từ đầu tháng 9 đến hết tháng 11. Giai đoạn này VNINdex tăng trưởng rất mạnh do có sự đồng pha của tất cả các lớp cổ phiếu: Bluechip + đầu cơ + BDS + CK + Ngân hàng. Trong giai đoạn 2 thì nên đặc biệt chú ý tới nhóm cổ phiếu bluechip vì đây là nhóm tăng điểm mạnh nhất song hành với nhóm BĐS

chia sẻ

15:01 ngày 10/06/2015

Trần Ngọc Hương:

Với thị trường hiện tại, nhà đầu tư có nên tăng mức độ sử dụng margin không?

Ông Nguyễn Tuấn Anh – Giám đốc khối DVCK, CTCK VNDIRECT

Ông Nguyễn Tuấn Anh – Giám đốc khối DVCK, CTCK VNDIRECT

Quan điểm sử dụng margin của tôi là: Khi có lợi nhuận kỳ vọng cao trong khi rủi ro cắt lỗ thấp, cần sử dụng margin ngay lập tức. Trong thị trường như giai đoạn vừa qua, rõ rang nên sử dụng margin, và kèm theo mức cắt lỗ nhất định.

chia sẻ

15:01 ngày 10/06/2015

Wonsu0304:

Đầu tư vào nhóm ngành bất động sản có phải là sự lựa chọn sáng suốt hiện nay không? Xin cám ơn ông.

Ông Dương Văn Chung - Giám đốc khối DVCK, CTCK MBS

Ông Dương Văn Chung - Giám đốc khối DVCK, CTCK MBS

Thị trường hiện nay có 4 nhóm cổ phiếu có thể tác động tới xu thế thị trường là Ngân hàng, Dầu khí, Chứng khoán, Bất Động Sản thì trong 2 năm vừa qua nhóm ngân hàng, dầu khí và chứng khoán là đã có những uptrend rõ rệt còn uptrend của BĐS thì khá mờ nhạt.

Nếu nhìn dài hạn thì có thể nói rằng BDS trong hơn 1 năm vừa qua là trong trại thái tích lũy và chỉ báo động lượng theo tháng của nhóm ngành BĐS của chúng tôi đang chỉ ra nhóm BĐS đang bước vào giai đoạn cuối của giai đoạn tích lũy và chuẩn bị bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh.

Vì vậy  tôi cho rằng đầu tư vào nhóm ngành BĐS là sáng suốt nhất hiện nay vì vừa đảm bảo tính an toàn (chưa tăng nên khó giảm sâu) vừa đảm bảo tính lợi nhuận (chỉ báo động lượng đang bước vào giai đoạn oversold). Trong khi đó thị trường BĐS đang có tín hiệu ấm dần trên cả 2 miền nên hứa hẹn kết quả kinh doanh nhóm ngành BĐS sẽ rất khởi sắc trong cả 2015.

Tôi cho rằng các cổ phiếu của doanh nghiệp bất động sản nào có tiền mặt tốt, vay nợ ít, quỹ đất lớn thì sẽ là cổ phiếu tiềm năng.

 

Ông Dương Văn Chung (phải)
Ông Dương Văn Chung (trái)

 

chia sẻ

15:01 ngày 10/06/2015

Lương Duy Vận:

Xin hỏi các vị khách mời! Hiện tại thị trường chứng khoán đã tăng mạnh trong các phiên từ 5/6- 8/6/2015. Nhưng đến ngày 9/6/2015 thì có sự giảm. Vậy nguyên nhân là do đâu? xin cảm ơn!

Ông Nguyễn Thế Minh – Trưởng nhóm PTKT, CTCK Bản Việt

Ông Nguyễn Thế Minh – Trưởng nhóm PTKT, CTCK Bản Việt

Thông thường đây là ngưỡng kháng cự của chỉ số VnIndex. Nhà đầu tư thường có xu hướng chốt lời sau một giai đoạn tăng nóng. Như dòng cổ phiếu ngân hàng, bất động sản, ô tô…Đây là một chiến lược đầu tư hết sức bình thường của Nhà đầu tư ngắn hạn

Ông Nguyễn Tuấn Anh - CTCK VNDIRECT: Nên rút lui khỏi những mã đi ngược lại xu hướng tăng trưởng trong thời gian vừa qua

Rất nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường lâu sẽ đón nhận sự điều chỉnh này hết sức “bình tĩnh”. Sau 20 – 30 phiên cao nhất lịch sử, việc điều chỉnh là hết sức bình thường. Điều chỉnh là do nhóm tăng mạnh nhất điều chỉnh. Do vậy không thể nói đó là việc quay đầu giảm điểm.

Vấn đề nhà đầu tư có thể “yên tâm” hay không cũng chưa thể nói trước được. Nó sẽ phụ thuộc danh mục của từng nhà đầu tư. Có những cổ phiếu đã tăng mạnh nhất trong lịch sử. Nhưng cũng có những cổ phiếu đi ngược xu hướng tăng điểm vừa qua, thậm chí giảm sâu. Với những cổ phiếu này, quan điểm của tôi là nhà đầu tư nên rút lui.

 

 

 

chia sẻ

15:01 ngày 10/06/2015

banh van trang:

Chào chương trình! Xin cho tôi hỏi đánh giá của các vị khách mời về lĩnh vực bất động sản. Liệu sẽ có những điều chỉnh như thế nào vào những tháng cuối năm?

Ông Dương Văn Chung - Giám đốc khối DVCK, CTCK MBS

Ông Dương Văn Chung - Giám đốc khối DVCK, CTCK MBS

Tôi không phải chuyên gia về lĩnh vực bất động sản, tuy nhiên trong quá trình thăm và tìm hiểu các doanh nghiệp trong ngành, tôi được biết các căn hộ thuộc phân khúc hạng trung bình và thấp đang được tiêu thụ rất tốt và đó vẫn sẽ là phân khúc dễ tiêu thụ nhất trên thị trường trong thời gian tới.

chia sẻ

15:01 ngày 10/06/2015

Nguyễn Quang:

Mua cổ phiếu chứng khoán có phải là lựa chọn đúng lúc này không?

Ông Dương Văn Chung - Giám đốc khối DVCK, CTCK MBS

Ông Dương Văn Chung - Giám đốc khối DVCK, CTCK MBS

Như đã nói ở phần trên, tôi cho rằng giai đoạn 1 của Uptrend 6 tháng này kéo dài từ 19/5 đến nửa cuối tháng 7/2015 sẽ là giai đoạn của cổ phiếu BĐS và Chứng khoán vì vậy tôi cho rằng mua và nắm giữ cổ phiếu chứng khoán trong 1 tháng tới là lựa chọn đúng. Tuy nhiên tôi vẫn cho rằng cổ phiếu BĐS sẽ khỏe hơn cổ phiếu chứng khoán trong giai đoạn này.

chia sẻ

15:01 ngày 10/06/2015

h.lien26594:

Tôi có câu hỏi như sau : Sau phiên 4.000 tỷ ngày 8/6/2015 liệu có phải là phiên phân phối hay chỉ là điều chỉnh? Trường hợp là điều chỉnh thì dự báo chỉ số về bao nhiêu, và cơ hội sẽ mở ra đối với nhóm cổ phiếu nào và nên đầu tư mã nào.

Ông Lê Vũ Tuấn Anh – Giám đốc khối khách hàng tổ chức, CTCK BSC

Ông Lê Vũ Tuấn Anh – Giám đốc khối khách hàng tổ chức, CTCK BSC

Phiên giao dịch ngày 08/06/2015 có khối lượng giao dịch rất lớn nhưng nếu loại trừ CII (thỏa thuận 300 tỷ) thì phiên 8/6 mới là lớn nhất. Theo tôi đó chỉ là phiên điều chỉnh, chưa phải là phiên phân phối do:

Áp lực bán mạnh, nhưng sự tháo chạy hàng loạt không diễn ra. Giá cổ phiếu trong phiên đi xuống nhưng cũng không biến động quá mạnh trong phiên và vẫn đóng cửa tăng điểm, cảm xúc của nhà đầu tư chưa mãnh liệt. Phiên phân phối thực sự thì phải biến động mạnh và gd nghẹt thở 1 chút.

Sự điều chỉnh  là cần thiết và đã được nhiều công ty chứng khoán dự báo từ trước sau khi thị trường đã tăng khá mạnh trong khoảng thời gian 2 tuần trước đó.

Thòi gian vừa qua VNIndex có liên quan rất lớn dến VCB khi được coorp hiếu này kéo lên. Giá trị mua ròng của NĐT rất lớn, chiếm tới 70 -80% khối lương mua vào của NĐT. Phiên VCB điều chỉnh là khi khối ngoại ngừng mua. Điều đó chứng tỏ sức ảnh hưởng của cổ phiếu này đến VNIndex.

Chính vì thế tôi cho rằng sự điều chỉnh này không dài. Mức điều chỉnh cũng được dự báo là không lớn với các ngưỡng hỗ trợ mạnh ở vùng 565 điểm.

Còn thời gian tới, tôi tán thành quan điểm lựa chọn nhóm cổ phiếu để đầu tư. Tôi dự báo dầu khí sẽ thay thế ngân hàng dẫn dắt thị trường trong thời gian tới. Thời gian qua dòng này chưa tăng nhiều và KQDK quý 2, một số cổ phiếu dầu khí trụ cột cũng không giảm mạnh. Ví dụ PVS, khi sự kiện giá dầu giảm manh thì giá cổ phiếu giảm từ 25.000đ xuống 45.000đ nhưng KQDK sắp tới của DN không nhiều như thế. Nếu lựa chọn beta cao thì tôi chọn PVC. NGoài ra là PVS, PGS, thậm chí cả GAS và PVD.

Các cổ phiếu chứng khoán cũng đáng quan tâm khi tin nới room đang rộ lên gần đây. KQKD quý 2 của CTCK sẽ tốt hơn vì thị trường quý 2 rõ ràng là tốt hơn quý 1 nhiều.

Thời gian này, tôi thích SSI hơn vì đã giảm mạnh hơn HCM. Còn ngành dệt may thì tôi không ưa chuộng lắm.

chia sẻ

15:02 ngày 10/06/2015

Đặng Văn Thành:

Theo ông, tình hình thị trường chứng khoán sau tháng cuối năm diễn biến theo kịch bản nào? Xu thế lãi suất đồng Việt Nam trong 6 tháng cuối năm có ảnh hưởng thế nào tới TTCK? Bên cạnh đó, liệu tình hình biển Đông có phức tạp hơn không? Nếu TH biển đông thực sự bất ổn ông có lời khuyên nào cho các nhà đầu tư giảm thiểu thua lỗ như đợt giàn khoan 981?

Ông Lê Vũ Tuấn Anh – Giám đốc khối khách hàng tổ chức, CTCK BSC

Ông Lê Vũ Tuấn Anh – Giám đốc khối khách hàng tổ chức, CTCK BSC

Theo tôi thị trường 6 tháng cuối năm sẽ biến động không mạnh với xu hướng chung là đi lên, VNIndex nhiều khả năng sẽ biến động trong biên độ hẹp: 570 - 630. Nếu có vượt qua thì cũng không nhiều, chắc cũng không đến 670 như anh Dương Văn Chung đánh giá.

Với sự phục hồi của nền kinh tế, lãi suất nhiều khả năng sẽ tăng nhưng mức độ tăng không lớn do lạm phát đang duy trì ở mức thấp, ngân hàng nhà nước sẽ duy trì ở biên độ không lớn. Vì vậy, tôi cho rằng lãi suất sẽ ảnh hưởng không nhiều đến thị trường cổ phiếu trong năm nay.

Về tình hình Biển Đông, theo dự báo sẽ không phức tạp và nhà đầu tư cũng đã quen với các thông tin tương tự nên sẽ không có hiện tượng cổ phiếu giảm mạnh như sự kiện giàn khoan 981 vào năm ngoái. Nếu có xảy ra, thị trường sụt giảm thì tôi cũng khuyến nghị mua.

chia sẻ

15:02 ngày 10/06/2015

Trần Lâm Hoàng:

Theo các anh: 1. Trước xu thế hội nhập mạnh mẽ sắp tới, Doanh nghiệp Việt Nam có những thách thức và thuận lợi gì trong bối cảnh hiện tại. Dựa vào đó thì cổ phiếu ngành nào được dự đoán là có tiềm năng nhất trên thị trường chứng khoán trong 6 tháng tiếp theo và trong năm những năm 2016,2017? 2. Liệu có phải các cổ phiếu ngân hàng ở Việt Nam đang được định giá cao theo tiêu chuẩn quốc tế? Và các nhà đầu tư dường như đang bị "hớ" trên thị trường. Đặc biệt phải nói đến cổ phiếu VCB.

Ông Bùi Nguyên Khoa - Trưởng nhóm vĩ mô thị trường, CTCK BSC

Ông Bùi Nguyên Khoa - Trưởng nhóm vĩ mô thị trường, CTCK BSC

Hiện tại chúng ta đang ở trong quá trình hội nhập nhanh và sâu rộng khu vực và quốc tế thông qua nhiều Hiệp định song phương đa phương như TPP, VN-EU, VN, FTAs, AEC, … Điều này mang lại nhiều cơ hội nhưng thách thức không nhỏ. Ngoài những lợi ích thấy rõ trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu, nhiều đối tác mới. Ngoài ra sự tham gia vào môi trường quốc tế cũng tạo cú hích đẩy nhanh cải cách chính sách trong lĩnh vực môi trường kinh doanh, lao động, sở hữ trí tuệ, … Nhưng những khó khăn cạnh tranh với hàng hóa nước người của các Doanh nghiệp trong nước có quy mô nhỏ, phân tán và khu vực nông nghiệp chăn nuôi vốn dễ tổn thương. Khi hàng hóa nước ngoài tràn vào thì hệ quả không mong muốn khi nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh yếu bị phá sản, đóng cửa hoặc phải chuyển dịch cơ cấu sẽ xảy ra. Đây là điều mà các nhà phân tích đã đưa ra rồi.

Tôi cho rằng cổ phiếu ngân hàng đãng ở vùng đỉnh ngắn hạn nhưng bên cạnh các dòng cổ phiếu Ngân hàng dẫn dắt thị trường 6 tháng đầu năm, các nhóm cổ phiếu khác như bất động sản, dầu khí, dệt may vẫn có tiềm năng tăng giá 6 tháng tiếp theo. Dù vậy trong năm 2016, 2017, chúng tôi vẫn đánh giá cao ngành ngân hàng sẽ tiếp tục là trụ cột thị trường. Mặc dù trong ngắn hạn các cổ phiếu đã tăng quá mạnh và đang bước vào điều chỉnh. Nhóm cổ phiếu này có nhiều đặc điểm lưu ý về khả năng dẫn dắt thị trường như kết quả kinh doanh cải thiện và được hưởng lợi trực tiếp từ chu kỳ phục hồi kinh tế;  Tầm ảnh hưởng lên các chỉ số lớn; Cổ phiếu lưu hành thấp và cô đặc; Thanh khoản tốt, hiệu ứng lan tỏa thị trường tốt.

Riêng nhóm Ngân hàng trên HOSE đã chiếm 29% tỷ trọng vốn hóa. Nhóm này sẽ quyết định và ảnh hưởng rất lớn đến thị trường. Ngoài ra tỷ lệ free float rất thấp, khi nước ngoài tăng mua, sẽ khiến cho giá lên rất nhanh. NHìn lại các trường hợp của GAS, VCB, BID đều làm dòng vốn dễ tương tác.

Thanh khoản và hiệu ứng ngành của cổ phiếu NH rất tốt khi đi ngược xu hướng chung trong 6 tháng qua.

chia sẻ

15:02 ngày 10/06/2015

Phạm Văn Thể:

Câu hỏi dành cho ông: Dương Văn Chung - GĐ khối dịch vụ chứng khoán, CTCK MBS Tôi được biết trong 6 tháng cuối năm 2015 phải thực hiện cổ phần hóa trên 250 doanh nghiệp, thu hút một lượng tiền không nhỏ. Bên cạnh đó bất động sản ấm lên, nên lượng tiền đổ vào cũng rất lớn. Vậy kênh chứng khoán thì thế nào thưa ông? Ông nhận định như thế nào về thanh khoản của 2 sàn chứng khoán từ nay đến hết năm? Tôi Xin chân thành cảm ơn!

Ông Dương Văn Chung - Giám đốc khối DVCK, CTCK MBS

Ông Dương Văn Chung - Giám đốc khối DVCK, CTCK MBS

Nhiều người cho rằng dòng tiền trên thị trường hút vào kênh BĐS sẽ dẫn tới không tập trung nhiều vào TTCK. Tuy nhiên khi nhìn rộng ra, có thể thấy nền kinh tế đang ở chu kỳ hồi phục, lãi suất thấp thì dòng tiền sẽ rút ra khỏi các kênh tiết kiệm và đổ vào kênh BĐS và chứng khoán.

Tôi kỳ vọng 2,3 năm nữa BĐS, chứng khoán sẽ cùng tăng mạnh như những gì đã xảy ra năm 2007. Việc tăng trưởng của cả 2 nhóm ngành này là đặc thù của nền kinh tế khi hồi phục mạnh.

Còn về xu thế chung và dài hạn tôi đã trình bày, VnIndex sẽ lên vùng 670 điểm và HNX-Index sẽ lên vùng 105 điểm trong năm nay.

Còn về lo ngại về dòng tiền khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp, theo tôi được biết đối với những doanh nghiệp tốt trên thị trường có rất nhiều đại gia sẵn sàng mua vào. Do đó sẽ không phải lo ngại nhiều về dòng tiền ảnh hưởng đến TTCK.

chia sẻ

15:02 ngày 10/06/2015

vu nguyen thi:

Xin gửi lời chào trân trọng đến các vị khách mời của Chương trình! Tôi là một người mới học chơi chứng khoán, tuy nhiên Tài khoản của tôi toàn bị lỗ! Xin được các vị khách mời tư vấn giúp: Làm thế nào để chọn được cổ phiếu tốt? Giá mua như thế nào được coi là hợp lý nhất và tốt nhất? Thời điểm mua, bán cổ phiếu để đạt được mức lợi nhuận tốt nhất? Trân trọng cám ơn!

Ông Nguyễn Thế Minh – Trưởng nhóm PTKT, CTCK Bản Việt

Ông Nguyễn Thế Minh – Trưởng nhóm PTKT, CTCK Bản Việt

Ông Nguyễn Thế Minh - CTCK Bản Việt: Người mới chơi chứng khoán để đảm bảo "thắng" đòi hỏi nhiều thời gian và sự tìm hiểu. Ngoài ra, nhà đầu tư cần sự tư vấn từ các chuyên gia lẫn các chuyên viên môi giới. Nhà đầu tư cần trang bị kiến thức về mặt cơ bản và kiến thức kỹ thuật. Việc phân tích cơ bản giúp nhà đâu tư có thể tìm kiếm các cổ phiếu có độ an toàn cao. Mặc dù độ an toàn cao, về mặt hoàn hảo, thì không có.

Phân tích kỹ thuật sẽ giúp nhà đầu tư tìm kiếm các cổ phiếu có tính thanh khoản tốt - ngoài ra còn cảnh báo cho nhà đầu tư khi nào một cổ phiếu có độ rủi ro cao.

Ông Nguyễn Tuấn Anh - CTCK VNDIRECT: Nên bỏ số tiền nhỏ để mua kinh nghiệm.

Đã là tiền thì không có chữ "chơi", đó là công việc. Quan trọng nhất đối với tôi, phải xác định mục tiêu khi làm bất kỳ việc gì. Nếu rút tiền tiết kiệm bỏ vào chứng khoán, thì chọn mục tiêu lãi lỗ thế nào, rồi mới chọn phương pháp. Nếu chúng ta muốn lãi gấp đôi mức lãi ngân hàng chẳng hạn, phải xác định đầu tư nhiều thời gian và công sức hơn. Bạn cần trang bị kiến thức, có thể có trong sách vở. Ngoài ra là kinh nghiệm. Nên bỏ ít tiền thôi, để có trải nghiệm.

Tôi nghĩ không nên chơi thử sàn ảo. Không mất tiền thật, thì không có cảm xúc tốt về việc "mất tiền" và rút kinh nghiệm.

chia sẻ

15:02 ngày 10/06/2015

Dung Tran:

Tôi xin hỏi, nếu hiệp định TPP được ký kết, ngành dệt may được cho là hưởng lợi lớn nhất. Ngoài TCM, nhà đầu tư nên quan tâm đến cổ phiếu nào? Nếu mở room cho ngành chưng khoán và thị trường chứng khoan phái sinh đi vào hoạt động thì cổ phiếu các công ty chứng khoán sẽ có nhiều cơ hội để tăng hay không? Quyết định nới room liên tục bị trì hoãn, theo ông, nhà đầu tư sẽ phải chờ đợi điều này đến khi nào?

Ông Lê Vũ Tuấn Anh – Giám đốc khối khách hàng tổ chức, CTCK BSC

Ông Lê Vũ Tuấn Anh – Giám đốc khối khách hàng tổ chức, CTCK BSC

TPP đã được nhắc đến quá nhiều trong năm này và đã được phản ánh hết vào giá. Vì vậy theo quan điểm cá nhân tôi cơ hội đầu tư vào ngành dệt may trong năm nay sẽ không được như kỳ vọng.

Về nới room, việc nới room nước ngoài là chính sách được chờ đợi nhất trên TTCK hơn 2 năm nay và sẽ ảnh hưởng mạnh nhất tới những mã cổ phiếu chứng khoán. Trong ngành chứng khoán, một số CTCK được khối ngoại quan tâm mua nhiều  và trong tình trạng gần hết room như SSI, HCM sẽ được lợi hơn cả. Ngoài ra việc nới room sẽ mở ra các cơ hội M&A nhiều hơn và sẽ tạo điều kiện phát triển mảng M&A của các công ty chứng khoán mạnh về mảng ngân hàng đầu tư như: Bản Việt, BSC, SSI… Đối với các công ty chứng khoán nhỏ việc nới room hầu như không có tác động nhiều.

Về chứng khoán phái sinh, tôi cho rằng lộ trình về chứng khoán phái sinh chưa rõ ràng. UBCK đang tập trung toàn lực vào nới room và theo tôi sẽ khó có tác động nào đến các công ty chứng khoán trong 1 đến 2 năm tới.

Về việc trì hoãn nới room, tôi cũng giống các bạn, chúng ta cùng chờ thôi. Những động thái truyền thông gần đây cho thấy UBCK đang rất tích cực và là cơ sở để chúng ta tin việc nới room sẽ sớm được thông qua.

 

 

 

chia sẻ

15:02 ngày 10/06/2015

h.lien26594:

Trong diễn biến 2 tuần gần đây tôi nhận thấy dấu hiệu của dòng dầu khí, tuy chưa thuyết phục lắm nhưng liệu cơ hội để vào mới dòng dầu khí còn hay không. Triển vọng của ngành này ông đánh giá thế nào? Xin hỏi cụ thể đánh giá của ông về một số cổ phiếu như PVC, PVS?

Ông Nguyễn Thế Minh – Trưởng nhóm PTKT, CTCK Bản Việt

Ông Nguyễn Thế Minh – Trưởng nhóm PTKT, CTCK Bản Việt

Trong thời gian gần đây dòng tiền có xu hướng quay lại nhóm dầu khí và chốt lời tại nhóm ngân hàng. Giá dầu đã có sự ổn định trở lại. Giá vốn của các công ty dầu khí thường là 35$/thùng, trong khi giá dầu đang ổn định ở mức 65$. Ngoài ra, một loạt dự án “trên giấy” chưa được triển khai, sẽ hứa hẹn triển khai trong thời gian tới. Ví dụ dự án PVS trúng thầu của Đạm Phú Mỹ chẳng hạn.

PVS và PVD quý 1 vừa rồi, mức độ tăng trưởng rất cao, vượt mức kỳ vọng của mọi người.

Cổ phiếu PVC và PVS – 2 cổ phiếu chuyên làm về dịch vụ cũng là lựa chọn tốt, khi các dự án khởi công trở lại.

chia sẻ

15:03 ngày 10/06/2015

tazan_1001:

Thị trường luôn có cơ hội đối với nhà đầu tư còn tiền. Đối với nhà đầu tư có danh mục đang bị lỗ (dù thị trường đã tăng từ 530 lên tới 580) mà muốn cơ cấu lại thì đây có phải là thời điểm thích hợp để cơ cấu không và cơ cấu sang dòng nào cho những tháng cuối năm?

Ông Bùi Nguyên Khoa - Trưởng nhóm vĩ mô thị trường, CTCK BSC

Ông Bùi Nguyên Khoa - Trưởng nhóm vĩ mô thị trường, CTCK BSC

5 tháng đầu năm thị trường vẫn tiếp tục biến động khá phức tạp tương tự như diễn biến 2014. Nhìn chung, thanh khoản tăng mạnh là thời điểm thích hợp để cơ cấu danh mục. Ở câu hỏi của Anh/chị, chúng tôi không biết anh chị đang nắm giữ những cổ phiếu nào để có lời khuyên xác thực nhất.

Chia sẻ quan điểm đầu tư, tôi cho rằng sự quan tâm của thị trường với ngành hoặc mã cổ phiếu cụ thể cũng thường thay đổi. Trong quá khứ, cổ phiếu ngành dầu khí là tâm điểm thị trường từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2014. Hiện tại cổ phiếu Ngân hàng đang có tăng trưởng giá tốt nhất 5 tháng, dù vậy điều này không thể bảo đảm cho mức tăng giá trong vài tháng tới. Nếu KQKD quý II và những quý tiếp theo tiếp tục cải thiện thì cổ phiếu Ngân hàng sẽ lựa chọn tốt, ngược lại sẽ có nhóm cổ phiếu khác thay thế phụ thuộc vào quan điểm, kỳ vọng của NĐT và những thông hỗ trợ liên quan từng thời điểm.

Do vậy trừ khi Anh chị có quan điểm đầu tư mua bán nhanh, còn đầu tư danh mục trung hạn rõ ràng không nên tập trung hết ở một ngành hay 1 vài cổ phiếu đang tăng trưởng tốt mà cần phân tán trên 1 vài ngành và cổ phiếu khác nhau. Việc tăng hay giảm tỷ trọng sẽ điều chỉnh theo biến động tăng giảm của thị trường và diễn biến cổ phiếu đầu tư.

chia sẻ

15:03 ngày 10/06/2015

Dương Ngọc Khánh:

Trước hết, em xin chào các anh và cảm ơn các anh vì đã dành thời gian cho buổi giao lưu này. Em muốn hỏi liệu với tình hình tỷ giá như hiện nay, cộng với sự cạnh tranh của các nước khác trên mặt hàng về thủy sản. Dù được hưởng rất nhiều quyền lợi về thuế. Nhưng liệu nhóm thủy sản có đáng được đầu tư và kì vọng ko ạ? Em cảm ơn các anh.

Ông Bùi Nguyên Khoa - Trưởng nhóm vĩ mô thị trường, CTCK BSC

Ông Bùi Nguyên Khoa - Trưởng nhóm vĩ mô thị trường, CTCK BSC

Ngành thủy sản là một những ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam. Tuy nhiên đặc thù của các cổ phiếu ngành ngành Thủy sản có đặc thù biên lợi nhuận thấp, vay nợ lớn, rủi ro bị áp thuế chống phá giá, dịch bệnh cao. Do vậy ngành này thường không hấp dẫn nhà đầu tư như các ngành khác. Khi Việt Nam gia nhập các hiệp định song phương, đa phương, cơ hội tiếp cận các thị trường mới sẽ phân tán rủi ro và là điều mang lại sự hấp dẫn cho các cổ phiếu ngành.

chia sẻ

15:03 ngày 10/06/2015

Tạ Phương Ngân:

Hiện tại theo anh Dương Văn Chung thị trường đang ở giai đoạn nào. Và giai đoạn này kéo dài được bao lâu thưa anh ?!

Ông Dương Văn Chung - Giám đốc khối DVCK, CTCK MBS

Ông Dương Văn Chung - Giám đốc khối DVCK, CTCK MBS

Về dài hạn(tính theo năm): Theo thuyết sóng Elliot, Tôi cho rằng chúng ta đang ở chân sóng III trong IV bước sóng tăng dài hạn 5- 7 năm tính từ 12/2012. Cụ thể:

+ Bước sóng I (sóng tăng) kéo dài từ 12/2012 đến 9/2014

+ Bước sóng II (Sóng điều chỉnh giảm) kéo dài từ 9/2014 đến 19/5/2015

+ Bước sóng III (Sóng tăng mạnh nhất) kéo dài từ 19/5/2015 dự kiến kéo dài đến hết Q2/2017

+ Bước sóng IV là sóng điều chỉnh giảm

+ Bước sóng V, sóng tăng cuối cùng, tôi dự kiến kéo dài tới cuối 2019.

Về trung hạn (tính bằng tháng): Tôi cho rằng thị trường đang ở 1/4 của sóng tăng tính từ 19/5/2015 đến 12/2015. Nhà đầu tư đã trải qua 8 tháng suy giảm của thị trường kể từ 9/2014 vì vậy tôi cho rằng từ nay đến cuối năm thị trường sẽ bù đắp lại toàn bộ những gì đã mất cho những nhà đầu tư còn bám trụ lại được với thị trường.

chia sẻ

15:03 ngày 10/06/2015

nguyenluuquochoa:

Những tháng cuối năm nên chọn những cổ phiếu nào để đầu tư dài hạn?

Ông Nguyễn Tuấn Anh – Giám đốc khối DVCK, CTCK VNDIRECT

Ông Nguyễn Tuấn Anh – Giám đốc khối DVCK, CTCK VNDIRECT

Đầu tư cổ phiếu, theo tôi cũng cần căn cứ vào việc phù hợp hay không đối với từng nhà đầu tư - phù hợp với kỳ vọng và sự hiểu biết của mỗi nhà đầu tư. Cá nhân tôi "hợp" với nhóm tài chính, ngân hàng. Tuy vậy, trong ngắn hạn, tôi chắc chắn bỏ rơi ngân hàng. Tôi chuyển sang các nhóm khác trong ngành, ví dụ bất động sản và chứng khoán. Nếu vẫn yêu thích ngân hàng, tôi nghĩ nên chọn những ngân hàng “chậm” hơn nhóm dẫn đầu - đó là chiến lược của tôi.

 

 

 

chia sẻ

15:03 ngày 10/06/2015

Hải Ngô:

Liệu có phải các cổ phiếu ngân hàng ở Việt Nam đang được định giá cao theo tiêu chuẩn quốc tế? Và các nhà đầu tư dường như đang bị "hớ" trên thị trường. Đặc biệt phải nói đến cổ phiếu VCB.

Ông Lê Vũ Tuấn Anh – Giám đốc khối khách hàng tổ chức, CTCK BSC

Ông Lê Vũ Tuấn Anh – Giám đốc khối khách hàng tổ chức, CTCK BSC

Nếu so với khu vực Đông Nam Á, P/E trailing và P/B ngành Ngân hàng đang đắt hơn 5 nước khu vực gồm Indonexia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Phillipine lần lượt 23% và 10%, chủ yếu là do VCB đang có mức định giá gần gấp đôi so với thị trường.

Tuy nhiên, nhận định NĐT bị “hớ” khi mua vào cổ phiếu ngân hàng chưa có tính thuyết phục. Theo thống kê, P/E và P/B của ngành ngân hàng đang thấp hơn P/E và P/B của thị trường lần lượt 1,4% và 2,5%. Hơn nữa, như đã đề cập phía trên, triển vọng của ngành Ngân hàng đang cải thiện mạnh, do:

(1) Cổ phiếu ngân hàng và ngành ngân hàng đã qua giai đoạn khó khăn nhất và có triển vọng tích cực từ năm 2015 cùng với đà phục hồi kinh tế Việt Nam;

(2) Các quỹ đầu tư lớn nhất tại Việt Nam mới chỉ dành khoảng 3% danh mục của họ để sở hữu cổ phiếu Ngân hàng (do các năm trước các quỹ bi quan với triển vọng ngành). Trong khi Ngân hàng đang là ngành lớn nhất, chiếm tới 29% vốn hóa của Vnindex.

Do vậy, ngay khi các dòng cổ phiếu khác không đủ sức dẫn dắt TTCK hay làm nơi trú ẩn và đầu tư tài sản của NĐT cá nhân và đặc biệt là NĐT Tổ chức, thì Ngành ngân hàng được xem như là sự lựa chọn số 1 từ năm 2015. N

goài ra, các NHTMCP cũng trích lập dự phòng nhiều trong 2,3 năm qua, do vậy nên nếu chỉ nhìn vào LN của năm 2014 vừa qua để đánh giá thì sẽ chưa đánh giá hết được khả năng sinh lời của NH khi kinh tế phục hồi.

Ở những thị trường khu vực, P/E và P/B của một vài ngân hàng hàng đầu, hoặc đặc thù riêng cũng rơi vào 2 đến 3 lần so với bình quân ngành. Việc thị trường định giá cao với cổ phiếu dẫn dắt ngành như VCB vì vậy cũng chưa thể nhận định cổ phiếu quá rủi ro.

chia sẻ

15:03 ngày 10/06/2015

Nguyễn Thị Nhung:

Anh Dương Văn Chung cho em hỏi: Em vào DXG từ lúc anh khuyến nghị là quanh vùng giá 13, hiện tại nên bán DXG ra chưa?

Ông Dương Văn Chung - Giám đốc khối DVCK, CTCK MBS

Ông Dương Văn Chung - Giám đốc khối DVCK, CTCK MBS

Theo quan điểm dự báo của tôi, Đất Xanh hoàn toàn có thể đạt 260- 300 tỷ sau thuế trong năm 2015, tương đương EPS khoảng 2.800đ. Với tiềm năng của Đất Xanh hiện nay, DXG hoàn toàn có thể vượt ngưỡng 3.x sau 1 năm. Do đó nhà đầu tư nào quan tâm đến DXG thì nên mua và nắm giữ thì tốt hơn là lướt sóng. Với quỹ đất và dự án hiện có, Đất Xanh hoàn toàn có thể đạt mức tăng trưởng LNST 30%/năm.

chia sẻ

15:03 ngày 10/06/2015

Ngo Thuy Tram:

Tôi đang quan tam đến các cp có vốn hóa lớn. Theo ông Nguyễn Thế Minh thì nên đầu tư vào các cổ phiếu nào?

Ông Nguyễn Thế Minh – Trưởng nhóm PTKT, CTCK Bản Việt

Ông Nguyễn Thế Minh – Trưởng nhóm PTKT, CTCK Bản Việt

Sau giai đoạn tăng nóng của cổ phiếu ngành ngân hàng, nhà đầu tư nên tiếp tục quan tâm đến cổ phiếu này trong năm nay. Tuy nhiên tôi nghĩ trong ngắn hạn, cổ phiếu ngân hàng sau thời gian ngắn dẫn dắt thị trường, dòng tiền đang có xu hướng dịch chuyển sang nhóm ngành dầu khí. Về mặt dài hạn, tôi vẫn tin tưởng cổ phiếu ngân hàng vẫn thuộc nhóm dẫn dắt thị trường.

chia sẻ

15:19 ngày 10/06/2015

Nguyễn Đức Thọ:

Chào các chuyên gia! Tôi thấy hiện tại trên thị trường mọi người đang nói với nhau là sóng ngành chứng khoán và ngân hàng, liệu sóng này kéo dài bao lâu theo như dự đoán của các chuyên gia? Liệu từ giờ đến cuối năm sẽ có những ngành khác thay thế làm nhịp giữ thị trường thay cho ngành chứng khoán và ngân hàng như hiện nay? Xin cảm ơn các chuyên gia!

Ông Nguyễn Tuấn Anh – Giám đốc khối DVCK, CTCK VNDIRECT

Ông Nguyễn Tuấn Anh – Giám đốc khối DVCK, CTCK VNDIRECT

Sóng ngân hàng nếu là sóng to, sẽ kéo dài khoảng 1,5 – 2 năm. Nếu là sóng ngắn, Khi người ta “ai cũng nói chuyện ngân hàng” – lúc chúng ta đang bàn, thì câu chuyện đã qua rồi – và khó có thể xảy ra tiếp tục ở tháng này. Quan điểm của tôi là những con sóng ngắn của ngân hàng sẽ xảy ra ở những tháng sau. Tôi nghĩ ngân hàng vẫn nằm trong con sóng dài hạn.

chia sẻ

15:19 ngày 10/06/2015

Hồng Dung:

Nhà đầu tư cá nhân có nên "đu" theo nhà đầu tư tổ chức không? Việc "bắt bài" quỹ ETF ngoại đối với NĐT cá nhân có vẻ không còn hiệu quả, theo ông, hành động của các quỹ này sẽ ảnh hưởng đến thị trường thời gian tới như thế nào? Có nên đầu tư theo kiểu "bắt bài" ETF nữa không?

Ông Nguyễn Tuấn Anh – Giám đốc khối DVCK, CTCK VNDIRECT

Ông Nguyễn Tuấn Anh – Giám đốc khối DVCK, CTCK VNDIRECT

Ngay khi thị trường bắt đầu có một số khóa học "bắt bài ETF" - tôi vẫn không biết "bắt bài" như thế nào. Khi mình có thể "bắt bài" được, thì luôn là quá muộn!

Việc "đu" theo nhà đầu tư tổ chức, theo tôi hiểu là nhìn thấy lệnh mua/bán trên thị trường rồi "bắt chước" - vẫn có những người thực hiện - và dõi theo các lệnh lớn và ra quyết định hợp lý. Nhưng phải có kinh nghiệm và có luật chơi nhất định.

Đối với nhà đầu tư mới, chưa có kinh nghiệm, việc "đu" hay "bắt bài" hoàn toàn không nên. Nó giống như việc mình giao tiền cho một người thứ 3, vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính cơ bản.

chia sẻ

15:19 ngày 10/06/2015

Minh:

Mốc cản 3 tháng sắp tới là bao nhiêu, khi nào Vnindex vượt 600? Trân trọng cảm ơn các chuyên gia.

Ông Bùi Nguyên Khoa - Trưởng nhóm vĩ mô thị trường, CTCK BSC

Ông Bùi Nguyên Khoa - Trưởng nhóm vĩ mô thị trường, CTCK BSC

Tuần rồi tôi nhận định 580 điểm là ngưỡng cản mạnh của thị trường và sẽ mất khoảng 1 - 2 tuần nữa để cán đến mốc 600 điểm. Với vòng quay thị tường hiện tại, margin tăng nhưng không quá nóng, tôi vẫn kỳ vọng lên 600 điểm trong 1 - 2 tuần tới

 

 

Xin cảm ơn các vị khách mời đã tham dự buổi Giao lưu trực tuyến cùng chúng tôi! Xin chúc các nhà đầu tư chọn lựa được nhóm ngành và cổ phiếu phù hợp để đầu tư trong 6 tháng cuối năm!

Theo Trí thức Trẻ

http://cafef.vn/thi-truong-chung-khoan/giao-luu-truc-tuyen-dong-ngan-han...