Skip to content Skip to navigation

     

    

Chức năng mới *

Tư vấn online TTCK phái sinh trading liên tục trong phiên.

Click để tham gia ngay

  

   

   

Kính gửi Quý nhà Đầu tư

 

Năm mới Nhâm Dần, DVCSpeculator kính chúc quý nhà đầu tư dồi dào sức khỏe, hạnh phúc trong cuộc sống, thành công rực rỡ trong sự nghiệp, x 2 tài khoản và giữ vững được thành quả trọn vẹn trong năm Nhâm Dần.

 

Với diễn biến thị trường các phiên cuối năm vừa qua, chúng tôi nhận thấy thị trường đang tiếp tục diễn ra theo khá sát các dự báo trước đó của chúng tôi. Vì vậy chúng tôi rất tự tin duy trì quan điểm cụ thể như sau:

 

  • Dài hạn (Quý): VNIndex sẽ đạt 1800 +/- 20 vào đầu Quý 3 2022. Khả năng cao đây sẽ là đỉnh của cả 2022.
  • Trung hạn (Tháng): Vnindex sẽ đạt 1643 +/- 10 vào khoảng giữa tháng 3/2022
  • Ngắn hạn (Tuần): VNIndex sẽ tăng lên vùng 1530 +/-  sau đó sideway up tích lũy quanh vùng 1530 - 1570 1 thời gian dài sau đó mới đủ lực tăng lên 1643 +/-

 

Chúng tôi dự báo thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ khá tích cực trong 6 - 7 tháng đầu năm 2022 bởi các yếu tố tích cực đến từ: Chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng để kích thích nền kinh tế sau dịch bệnh. Gói kích cầu trễ của VN so với các nước trên thế giới sẽ giúp thị trường Việt Nam tăng trưởng tốt hơn các thị trường chứng khoán toàn cầu trong 6 - 7 tháng đầu năm 2022. Các thông tin tiêu cực trên thế giới như lạm phát tăng cao tại các nước phát triển (do kích cầu trước Việt Nam 1 - 1.5 năm) sẽ dẫn đến hoạt động thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa tại các nước phát triển mà điển hình là hành động của FED sẽ tác động tiêu cực đến TTCK VN nhưng chỉ tạo ra các nhịp điều chỉnh khoảng 80 - 120 điểm trên đà tăng chính của VNINdex trong 6 - 7 tháng đầu năm, sau đó VNIndex sẽ tiếp tục tăng trưởng cho đến khi VNI chạm vùng 1800 +/- 20 điểm vào 7/2022.

 

Ngoài yếu tố gói kích cầu thì TTCKVN còn được hỗ trợ bởi yếu tố dòng tiền đến từ: Dòng tiền nội khơi thông từ tiết kiệm dân cư đổ vào TTCK như những gì đã xẩy ra trong 2 năm 2020 - 2021 vừa qua và cả dòng tiền ngoại.

 

  • Do mặt bằng lãi suất huy động có xu hướng giảm trong 2020 - 2021 và dự kiến trong 2022 sẽ hồi phục nhẹ nhưng không đáng kể (nguyên nhân là do mặt bằng lạm phát thấp 1.8% trong 2021 và chủ trương điều hành lãi suất thấp của NHNN) nên chúng tôi dự báo số lượng nhà đầu tư cá nhân mới sẽ tiếp tục tăng trong nửa đầu năm 2022. Ngoài yếu tố lãi suất thấp là điều kiện cần thì chúng ta còn có thêm điều kiện đủ đó là nền tảng công nghệ và truyền thông hiện nay giúp nhà đầu tư cá nhân tiềm năng dễ dàng tiếp cận TTCK hơn trước rất nhiều như mở tài khoản từ xa thông qua eKyc và các kênh truyền thông hiện nay có rất nhiều chương trình về TTCK.  Lượng nhà đầu tư mới tăng lên sẽ giúp thị trường hấp thụ phần chốt lãi của những lớp nhà đầu tư cũ và của những dòng tiền đầu cơ nhàn rỗi phát sinh trong dịch bệnh (Dịch bệnh khiến dòng tiền sản xuất kinh doanh 1 phần chuyển thành tiền đầu cơ trên TTCK, nhưng khi dịch hết dòng tiền này có xu thế rút ra khỏi TTCK để quay lại sản xuất).

 

  • Ngoài dòng tiền nội ra, chúng tôi dự báo từ 2022 dòng tiền ngoại sẽ quay trở lại TTCKVN sau 2 năm rút ròng ra khỏi thị trường. TTCK VN so với TTCK Toàn cầu như 1 mã penny trên bảng điện chứng khoán toàn cầu. Trong giai đoạn đầu hồi phục sau dịch bệnh dòng tiền toàn cầu sẽ đổ vào các Bluechip trước và TTCK toàn cầu đặc biệt ở các nước phát triển đã có gói kích cầu trước VN 1 - 1.5 năm nên TTCK các nước phát triển hấp dẫn hơn TTCK VN thời đó nên dòng tiền ngoại đã rút ròng khỏi VN trong 2 năm vừa qua để đổ vào các TTCK đã phát triển. Tuy nhiên sau 2 năm tăng nóng thì mặt bằng giá "Bluechip" - TTCK phát triển đã ở mức cao trong khi lạm phát tăng cao và NHTW các nước đang siết chặt lại lãi suất nên TTCK các nước phát triển sẽ không còn hấp dẫn như "Penny" Việt Nam nữa. Với lập luận như vậy, chúng tôi dự báo dòng tiền ngoại sẽ đổ ròng vào VN trong 6 tháng đầu năm (trước khi lạm phát VN tăng cao và tăng lãi suất). Chúng tôi đánh giá dòng tiền này là dòng tiền đầu cơ, nó sẽ có đặc tính là vào nhanh và ra nhanh (theo khung thời gian Quý) và vì vậy nó sẽ lựa chọn những cổ phiếu đầu ngành, có tính thanh khoản cao.

 

Mặc dù yếu tố hỗ trợ cho thị trường khá mạnh trong 6 - 7 tháng đầu năm, nhưng bản chất TTCK VN cũng đã tăng nóng trong 2 năm vừa qua nên đã có rất nhiều cổ phiếu không còn ở mức định giá quá rẻ nữa nên dòng tiền trong 2022 sẽ chắt lọc hơn nhiều so với 2020 - 2021. Quý vị có thể thấy giai đoạn từ 3/2020 - 1/2021 là đồng loạt thị trường tăng điểm ở hầu khắp các lớp cổ phiếu. Nhưng từ 1/2021 - 7/2021 thì dòng tiền chỉ tập trung vào Bank/chứng/thép, sang giai đoạn 7/2021 - 1/2022 thì dòng tiền lại chỉ tập trung vào Midcap BĐS trong khi Bank giảm và đi ngang. Chính sự phân hóa này khiến cho chỉ số tăng không mạnh nhưng những ai tinh ý lựa chọn đúng lớp cổ phiếu thì sẽ có tỷ suất sinh lời vượt trội so với thị trường chung. Và chúng tôi dự báo rằng 6 - 7 tháng đầu 2022 TTCK cũng sẽ gần giống 2021 hoặc thậm chí khó khăn hơn do mặt bằng giá đã ở mức cao.

 

Sau khi rà soát 1 loạt các lớp cổ phiếu, chúng tôi nhận thấy thực sự hiện nay chỉ có nhóm Bank là thực sự nổi trội đủ để tạo 1 sóng lớn cho Index và đem lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư, còn các lớp cổ phiếu còn lại sẽ khá ảm đạm tăng nhẹ, đi ngang hoặc thậm chí là giảm giá so với đầu năm (Vẫn có những sóng T+ tuần nhưng xu thế không rõ ràng hoặc giảm theo trung và dài hạn). Lý do cổ phiếu bank tăng được mạnh đến từ những nguyên nhân sau:

 

  • Gói kích cầu đã được thông qua và tiêu điểm là hỗ trợ 2% lãi suất với quy mô tổng tín dụng bơm thêm là 2 triệu tỷ lãi suất thấp thì ngân hàng thương mại sẽ là ngành được hưởng lợi đầu tiên (ít nhất là được ghi nhận tăng doanh thu do tăng trưởng tín dụng được tăng, còn nợ xấu tính sau). Khi nền kinh tế cần hồi phục thì điều mà doanh nghiệp cần nhất đó là vốn, vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu trong kinh doanh nên Bank chắc chắn sẽ là đối tượng được hưởng lợi đầu tiên từ gói kích cầu này chứ không phải là các ngành nghề khác.

 

  • Như đã nói ở trên là mặt bằng giá cổ phiếu đều đã ở mức cao nên dòng tiền sẽ tìm về những ngành định giá còn hấp dẫn. Hiện nay chúng tôi nhận thấy chỉ có nhóm Bank đang được định giá hấp dẫn bởi PE toàn thị trường đã gần 18 lần nhưng PE Bank < 13 và lợi nhuận Bank chiếm tới 40% lợi nhuận toàn thị trường. Trong khi đó ROE xét tính hiệu quả kinh doanh trên vốn chủ sở hữu của Bank lại rất cao tới > 20%. Với mức định giá PE thấp, hiệu quả ROE cao thì chúng tôi đánh giá Bank sẽ tạo sức hút rất lớn đối với TTCK VN từ các nhà đầu tư nước ngoài.

 

  • 1 điểm đáng lưu ý nữa đó là chúng ta hiện nay đang ở giai đoạn giữa của chu kỳ kinh tế (Mid Cycle). Chúng tôi cho rằng hoạt động mua bán sát nhập doanh nghiệp sản xuất sẽ rất sôi nổi ở giai đoạn suy thoái (Recession phase) và giai đoạn đầu của chu kỳ kinh tế (Early stage phase) nhưng khi đến giai đoạn giữa của chu kỳ thì tiềm lực tài chính của các ông chủ đã đủ và lòng tham của họ sẽ hướng đến những ngành to hơn hấp dẫn hơn và đó chính là Bank. Do vậy chúng tôi dự báo từ 2022 trở đi hoạt động mua bán sát nhập ngành Bank sẽ sôi nổi hơn từ đó cổ phiếu Bank sẽ có nhiều câu truyện để kêu gọi dòng tiền đầu cơ vào.

 

  • Xét về phân tích kỹ thuật, chúng tôi nhận thấy 1 cách rõ nét các cổ phiếu Bank đều đang ở chân sóng III lớn Elliot với chân sóng I là Quý 2 2020, tăng mạnh kéo dài sóng I đến tháng 5 - tháng 7/2021. Sóng II là nhịp điều chỉnh giảm và tích lũy đi ngang từ tháng 7/2021 đến 1/2022. Và chúng ta sẽ ở thân sóng III Elliot của các CP Bank kéo dài đến hết Q2 2022 với kỳ vọng các CP Bank sẽ tăng 70 - 150% tính từ chân sóng III.

 

 

Với Quan điểm trên, chúng tôi đưa ra khuyến nghị cụ thể như sau:

 

  • Nên tập trung 80% danh mục vào cổ phiếu Bank trong 6 - 7 tháng đầu năm, với Bank có thể mua và nắm giữ chặt trong 6 - 7 tháng này. 20% danh mục còn lại để đầu tư vào các ngành còn lại như xây dựng, chứng khoán, thép, đầu tư công, dầu khí nhưng các ngành này chúng tôi cũng không thấy sự ổn định lâu dài để có thể mua và nắm giữ, với nhóm này thì cần phải vào ra linh hoạt và không nên nắm giữ quá lâu.
  • Cổ phiếu Bank nên mua và nắm giữ trong 6 - 7 tháng đầu năm là: MBB STB CTG VIB ACB TCB HDB VPB OCB
  • Cổ phiếu các ngành còn lại đáng quan tâm để trading là: CTD HBC KSB LCG PHR SZC PVD PVS GAS SSI HCM VND VCI HHV HSG HPG

 

DVCSpeculator