12/3/2023
Đêm thứ 6 vừa qua thị trường Việt Nam bắt đầu xôn xao với tin SVB sập – 1 Bank ở Mỹ chuyên huy động (đối tượng huy động cũng nằm trong Silicon Valley) và cho vay trong lĩnh vực Startup. Nhiều nhà đầu tư đã liên hệ và thể hiện sự lo lắng với tin này, đồng thời trên các diễn đàn thể hiện tâm lý bi quan. Trước tình huống này, chúng tôi có một số nhận định như sau:
- Đây là 1 Bank không lớn ở Mỹ, xếp hạng 16 và tổng tài sản chỉ chiếm 1% tổng tài sản toàn nghành, đồng thời đối tượng huy động vốn cũng nhỏ chủ yếu là các doanh nghiệp trong Silicon Vally nên mức độ ảnh hưởng trực tiếp ngay sẽ không mạnh như sự kiện Lehman Brothers 2008. Tuy nhiên nó cũng là tín hiệu cảnh báo nguy hiểm cận kề và cần phải theo dõi sát sao do hậu quả của việc FED tăng mạnh và nhanh lãi suất;
- Do đây là 1 tín hiệu cảnh báo rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu hậu quả của việc FED đẩy quá nhanh tốc độ tăng lãi suất nên nhiều quan điểm cho rằng và chúng tôi thấy hợp lý đó là FED sẽ phải xem xét lại tốc độ tăng lãi suất. Và khi FED chững hoặc hạ lãi suất thì sẽ là cơ hội cho TTCK;
- Khi đọc các bình luận trên các diễn đàn và mạng xã hội, chúng tôi nhận thấy có dấu hiệu cố đẩy lên cao trào của sự kiện này với mong muốn thị trường giảm để mua giá rẻ hơn là bình luận khách quan. Khách quan nhất chính là sự phản ứng của thị trường Mỹ với tin này. Khi chưa có tin này phiên thứ 5 DJI giảm > 500 điểm, còn khi tin SVB ra thì DJI chỉ giảm > 300 điểm. Ngoài ra chỉ số VIX (chỉ số tâm lý sợ hãi) lại giảm phiên cuối tuần chứng tỏ bản thân thị trường Mỹ không đánh giá quá tiêu cực với sự kiện này. Trong khi đó thị trường Việt Nam lại bàn tán quá nhiều với trạng thái tiêu cực thì chứng tỏ đây là sự cố ý của một số nhóm người đang cầm tiền.
- Trong hơn 1 năm vừa qua thị trường Việt Nam lệch pha so với TTCK Thế giới rất nhiều. Trong khi DJI chỉ cách đỉnh 13.5% so với đỉnh thì VNI lại cách đỉnh tới hơn 31%. Điều này là do Việt Nam đang bộc lộ xấu nhanh hơn Mỹ do sự kết hợp của cả yếu tố chính trị và kinh tế tại VN có đặc thù riêng nên mọi thứ xấu bộc lộ ra nhanh hơn Mỹ. Điển hình là sự kiện SVB là do đầu tư vào trái phiếu (dài hạn) nên khi FED tăng nhanh lãi suất thì không kịp xử lý rủi ro do chênh lệch kỳ hạn trong khi vấn đề về trái phiếu tại VN đã phản ánh bắt đầu từ sự kiện Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát rồi. Vì vậy bây giờ sẽ là giai đoạn của Mỹ phản ánh tin xấu của thị trường trái phiếu còn Việt Nam đã phản ứng rồi. Do đó tin này ra sẽ chỉ tác động tiêu cực trong ngắn hạn khoảng 1 – 2 phiên, hoặc thậm chí chỉ ½ phiên (đầu phiên giảm, cuối phiên hồi)
- Về cung cầu thì chúng tôi cũng đã có bài trả lời phỏng vấn trên báo ĐTCK vừa qua https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/day-cua-chu-ky-lon-post316326.html. Theo đó thì chúng tôi nhận thấy tại vùng VNI sát 1000, thị trường có dấu hiệu cạn thanh khoản do cạn cung. Bản chất của hiện tượng này là do mức giá hiện nay xét theo PE forward thì không hề rẻ nhưng khi xét theo PB thì lại rất rẻ - tương đương giai đoạn đáy Covid 3/2020 nên Người mua nhìn theo PE sẽ chưa mua vội giá cao nhưng người bán cũng sẽ không bán vì tài sản đã quá rẻ xét theo PB rồi. Vì vậy ở đây sẽ là VÙNG ĐÁY DÀI HẠN (chưa phải điểm đáy) do những người đầu tư dài hạn và mua theo định giá tài sản sẽ mua vào dần còn người bán không kẹt tiền quá thì cũng không có lý do để bán giá thấp. Ngoài ra quý vị cần theo dõi kỹ lịch sử TTCK Việt Nam chỉ bị giảm mạnh khi có dư nợ Margin tăng cao nhưng bây giờ lượng Margin đã giảm mạnh nên lực bán ở vùng VNI sát 1000 là rất yếu.
- Với tình trạng vĩ mô hiện nay, chúng tôi cho rằng Chính phủ Việt nam rất muốn tung ra các gói kích thích để cứu nền kinh tế nhưng không thể thực hiện được khi FED chưa hạ lãi suất. Nhưng qua sự kiện SVB này chúng tôi cho rằng tiến trình FED hạ lãi suất sẽ diễn ra sớm hơn dự tính, do đó Uptrend dài hạn sẽ đến sớm hơn.
Kết hợp giữa phân tích trên và thuyết sóng Elliot, chúng tôi đưa ra kịch bản cho thị trường thời gian tới như sau:
- Dài hạn: Đáy lớn của thị trường đã thiết lập tại 873 vào 11/2022 và theo cách tiếp cận của chúng tôi thì rất khó bị phá vỡ. Đây chính là đáy lớn thứ nhất của Uptrend Thế Kỷ mà chúng tôi đã đề cập trong bài viết http://dvcspeculator.com.vn/content/uptrend-ky . Đáy dài hạn thứ 2, chúng tôi dự báo sẽ nằm trong vùng 974 +/- 5 và thời gian vào khoảng đầu tháng 6/29023
- Trung hạn: Thị trường đang ở chân sóng 5 của sóng I (tính từ 873 vào tháng 11/2022) và sẽ kết thúc tại 1146 +/- 5 vào giữa tháng 4/2023. Sau đó thị trường sẽ giảm về 974 +/- 5 và tạo đáy tại đây;
- Ngắn hạn: khả năng cao tin SVB ra cuối tuần và tin thanh tra 11 ngân hàng sẽ làm thị trường giảm điểm khá đầu phiên thứ 2 13/3 nhưng sau đó cuối phiên hoặc chậm nhất cuối phiên 14/3 thị trường sẽ có hồi phục và khả năng cao hồi phục mạnh nhất là nhóm CP BĐS https://vietstock.vn/2023/03/chinh-phu-ban-hanh-nghi-quyet-thao-go-kho-khan-cho-thi-truong-bat-dong-san-4266-1047296.htm . Sau khi hồi phục, VNI sẽ tiếp tục chinh phục mốc 1146 +/- 5 trong 4 tuần tới. Kịch bản này sẽ sai nếu VNI bị thủng 1013 trong 3 phiên đầu tuần.
Cụ thể như ảnh đính kèm. Chú ý mốc sửa sai VNI 1013
Với quan điểm trên, chúng tôi đưa ra khuyến nghị cụ thể như sau:
- Những nhà đầu tư thận trọng nên đứng ngoài thị trường cho tới khi VNI về dưới 1000 – 97x mới nên tham gia, dự kiến thời gian là vào khoảng tháng 6/2023;
- Những nhà đầu tư đang cầm cổ phiếu và sử dụng margin thì nên hạ margin và chỉ sử dụng vốn chủ để tránh rủi ro trong giai đoạn thị trường có nhiều biến cố xẩy ra như hiện nay;
- Những nhà đầu cơ xu thế, chấp nhận rủi ro cao và đang cầm tiền thì nên chủ động mua ngay đầu và giữa phiên 13/3 khi thị trường giảm. Tuy nhiên khi mua tại đây thì cũng sẵn sàng cắt lỗ ngay khi VNI thủng 1013 và nên để dự phòng khoảng 10% NAV để short phái sinh hedging cho cơ sở;
- Các cổ phiếu nên tập trung bắt đáy nhịp này là: DXG KBC IDI ANV VCG LCG FCN VND SSI MSN HUT STB;
- Những nhà đầu tư bận không có khả năng theo dõi thị trường, không có khả năng quyết đoán, hoặc muốn tham khảo nhanh ngay lập tức các quyết định của chúng tôi thì nên Copitrade tài khoản Trần Tuyết Nga do trực tiếp DVC quản lý. Tài khoản này đã kiếm được hơn 33% trong 1 năm gần nhất.
DVCSpeculator